Suy dinh dưỡng là một bệnh phổ biến ở Việt Nam. Trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở nước ta đã giảm xuống dưới 30% nhưng đó vẫn là con số đáng lo ngại về chất lượng dân số. Nguyên nhân chính là do mẹ thiếu kiến thức nuôi con, sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng.
>> tham khảo: sữa meta care được viện dinh dưỡng khuyên dùng
I. Nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng Để biết được trẻ phát triển bình thường hay bị suy dinh dưỡng, biện pháp đơn giản nhất là cân, đo chiều cao trẻ đều đặn hàng tháng để theo dõi sự phát triển của trẻ (dựa vào biểu đồ tăng trưởng của trẻ). Không tăng cân, chiều cao là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt.
II. Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng
1. Vệ sinh ăn uống
Đảm bảo “ăn chín, uống sôi”, tránh thực phẩm bị nhiễm bẩn. Dụng cụ chế biến thức ăn phải bảo đảm vệ sinh.
2. Vệ sinh cá nhân
- Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch (vào mùa hè). Giữ ấm, tránh gió lùa (vào mùa đông, khi tắm gội...) để tránh nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp.
- Giữ quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.
- Giúp trẻ có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt tránh sâu răng, viêm lợi.
- Giữ tay sạch, rửa trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cắt móng tay cho trẻ, không để trẻ lê la dưới đất và không cho trẻ mút ngón tay…
3. Vệ sinh môi trường
- Đảm bảo cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa, sạch sẽ.
- Đồ chơi, đồ dùng của bé phải sạch sẽ, khô ráo.
- Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt, nấu ăn cho bé.
- Để rác thải ở thùng kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu.
>> tham khảo: sữa glico chính hãng của Nhật giúp bé phát triển toàn diện
4. Nuôi dưỡng khi trẻ bị suy dinh dưỡng
- Việc nuôi dưỡng chỉ có hiệu quả khi bệnh của bé đã được điều trị triệt để.
- Cần phải cho ăn nhiều bữa trong ngày để bảo đảm lượng thức ăn cần thiết cho trẻ.
Lưu ý: Cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường. Cụ thể, ở trẻ 1 – 2 tuổi, ngoài bú mẹ cần ăn thêm 04 bữa/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi ăn 5 – 6 bữa/ngày.Cho trẻ ăn thêm sữa công thức phù hợp với tháng tuổi nếu mẹ ít sữa hoặc mẹ cai sữa sớm.
- Chế độ ăn: ngoài bột, cháo, cơm,… phải bổ sung thêm thịt hoặc cá, trứng, rau xanh, mỡ, dầu,… và hoa quả chín cho trẻ.
- Chế biến thức ăn phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét