Mỗi năm, ngày cúng giỗ là ngày tưởng nhớ người đã mất, được tính theo Âm lịch. Đây cũng là ngày để mọi người thể hiện tình cảm, lòng hiếu kính với người đã khuất. Vì vậy mâm cơm cúng cũng được quan tâm nhiều hơn. Vậy mâm cơm cúng gồm những món gì dâng lên tổ tiên? Hãy cùng theo dõi bài viết của chúng tôi dưới đây nhé!
Từ xưa đến nay, việc cúng giỗ ông bà luôn là một nét văn hóa của người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng. Nó được truyền từ đời này sang đời khác. Bất kỳ ai cũng không được quên và không thể quên những ngày này. Bởi đây là ngày con cháu tưởng nhớ, tỏ lòng hiếu kính với người đã mất.
Bên cạnh đó, ngày giỗ cũng là dịp để con cháu sum vầy, tụ tập bên nhau. Việc này sẽ giúp gắn kết tình cảm gia đình, dòng họ, anh em, đồng nghiệp. Vì thế, dù bạn có hay không có điều kiện, bạn làm giỗ lớn hay nhỏ cũng được. Chỉ tuyệt đối một điều, bạn không được quên ngày làm giỗ. Mâm cơm cúng gồm những gì cho ngày này là điều vô cùng quan trọng cần biết.
Và để mâm cúng giỗ được trọn vẹn, không sai sót gì và luôn được chu đáo. Tất cả các thành viên trong đại gia đình thường ngồi họp bàn với nhau. Mọi người sẽ bàn về thực đơn mâm cơm cúng giỗ trước đó một ngày và những công việc cần làm là gì.
Mâm cơm cúng đơn giản
Ở mỗi vùng miền sẽ có phong tục làm giỗ và cách làm giỗ khác nhau. Tuy nhiên, đều phải chuẩn bị những công việc dưới đây trước khi làm giỗ:
Họp gia đình, phân công công việc, bàn bạc lên thực đơn;
Mời khách , làng xóm, họ hàng;
Đi chợ để mua thực phẩm và lên món cho mâm cúng;
Mượn trước xoong nồi, bát đĩa trước (nếu gia đình không có đủ)
Dựng rạp ngồi sẵn, sắp xếp bàn ghế cho từng bàn;
Cuối cùng, điều quan trọng là việc tính toán số tiền góp giỗ. Được xem xét thật kỹ và trên cơ sở tùy tâm, không chia đều.
Thực đơn cho mâm cỗ cúng ngày giỗ thường có bát canh, giò chả, thịt gà, nem, đĩa rau củ xào, đĩa thịt heo quay/chiên,…Một số gia đình còn cho thêm đĩa cá rán, bánh chưng, thêm món xôi chè.
Khi thắc mắc về mâm cơm cúng gồm những gì, chúng ta sẽ xem xét tùy thuộc vào từng vùng miền. Ví dụ như:
Ở miền Bắc mâm cúng giỗ thường có những món quen thuộc như: Cơm, chả quế, xôi, giò heo, thịt quay, các món nộm, gà luộc và chè.
Mâm cơm cúng ở miền Trung thì các gia đình thường cầu kỳ hơn. Mâm cúng thường có: Thịt gà, các món cá, thịt vịt hoặc tôm nem chả, canh bún.
Ở Miền Nam, các gia đình thường sẽ lên thực đơn đầy đủ 4 món: Hầm, xào, thịt luộc, kho.( Món thịt ba chỉ, kho thịt heo, xào với rau cải đồ lòng….)
Đặc biệt, riêng với các gia đình miền Nam, phong tục cúng giỗ thường không chỉ cúng cho cha mẹ. Ở đây còn cúng cho tổ tiên đời ông cố và mọi người cũng được tham dự. Chính vì vậy, thức ăn trên mâm cỗ giống nhau khi cúng 3 mâm ở 3 bàn thờ (bên trái, giữa và bên mặt), hoặc 1 bàn thờ.
Bạn đã tham khảo mâm cơm cúng gồm những món gì và chuẩn bị đầy đủ. Tuy nhiên khi làm mâm cơm cúng giỗ bạn cần lưu ý vì có những món ăn nên tránh chọn cho người mất. Đồng thời, có những món mà người khuất không thích ăn ngày còn sống. Cụ thể như:
Tuyệt đối không nêm nếm hay ăn thử thức ăn trong khi nấu để làm cơm cúng gia tiên.
Trên mâm cơm cúng bạn không nên đặt những món sống, món gỏi hay có mùi tanh.
Các món từ cá mè, cá sông cúng không để lên mâm cúng.
Mâm cơm cúng trên bàn thờ cần phải được đặt riêng. Đồng thời bày trên những bát, đĩa mới. Tốt nhất mỗi gia đình nên có bộ bát đũa riêng cho việc cúng bái. Điều này sẽ tránh được việc dùng chung với chén đũa thừa mà bạn sử dụng hàng ngày.
Không sử dụng các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng, đồ đóng hộp để vào mâm cơm cúng.
Vậy là bạn đã biết được mâm cơm cúng gồm những món gì và những món cần kiêng kị không nên bỏ vào mâm cúng. Hãy chuẩn bị thật kỹ cho mâm cúng gia tiên để bày tỏ được lòng thành và sự tôn kính với tổ tiên nhé!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét