Mâm ngũ quả để dâng cúng ông bà tổ tiên là thứ không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền Việt Nam. Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết của 3 miền Bắc – Trung- Nam có gì đặc biệt? Mâm ngũ quả tết bao gồm những loại quả gì? Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về nét đặc trưng ngày tết thông qua mâm ngũ quả nhé!
“Ngũ quả” có theo từ Hán Việt có nghĩa là năm loại quả. Vào các dịp như cúng giao thừa hay cúng tất niên đều phải có một mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên. Những loại quả có thể được dùng trong mâm ngũ quả và ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết như sau:
+ Chuối: Tượng trưng cho gia đình sum vầy, sum họp
+ Phật thủ: Được thần phật che chở cho gia đình bình an
+ Quả Lê: Công việc luôn thuận lợi, suôn sẻ.
+ Quả Lựu: Tượng trưng cho con đàn cháu đống.
+ Quả Bưởi: Mong muốn an khang, thịnh vượng.
+ Quả Cam, quýt: Đem lại thuận lợi, tránh những điều xui rủi
+ Quả Đào: Thể hiện sự thăng tiến trong công việc
+ Quả Táo: Tượng trung cho sự phú quý, giàu sang.
+ Quả Thanh long : Tượng trưng cho sự phát tài phát lộc
+ Quả Dưa hấu: Đem lại sự ngọt ngào, may mắn.
+ Quả Sung: Thể hiện sự sung túc về sức khỏe,tiền bạc.
+ Quả Đu đủ: Gia đình luôn được thịnh vượng, đủ đầy.
+ Quả Xoài: Không thiếu thốn về vật chất.
Đây hầu hết là những loại quả rất quen thuộc hàng ngày. Bạn có thể chọn loại quả phù hợp giúp ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết thêm phong phú. Cầu bình an, hạnh phúc, gia đình êm ấm, mạnh khoẻ, phát tài phát lộc, xã hội thịnh vượng…hầu như đều là mong muốn của tất cả mọi người.
Tuỳ thuộc vào điều kiện như thời tiết, văn hoá, phong tục…mà mỗi miền lại có cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau. Cùng khám phá mâm ngũ quả ngày Tết 3 miền có gì đặc trưng nhé!
Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc thường được bày trí theo thuyết ngũ hành là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Các loại quả thường thấy là chuối, bưởi, đào, táo, quýt, dưa hấu, thanh long... Nhiều khi bày nhiều hơn 5 loại quả nhưng vẫn được gọi là mâm ngũ quả.
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc với các loại quả trên tượng tưng cho sự sum vầy, thịnh vượng, thành đạt, phú quý và may mắn.
Mâm ngũ quả ngày tết miền Nam chú trọng về nghĩa cuả các loại quả khi ghép tên với nhau. Các loại quả thường thấy trong mâm ngũ quả đó là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dưa hấu, thơm, bưởi, thanh long… Tuỳ theo ước nguyện mà gia chủ sẽ chọn các loại quả có ý ghĩa nối tiếp để sắp xếp lên mâm.
Miền Trung nhiều nắng gió và khó khăn từ bao đời nay. Vì thế người miền Trung không quá câu nệ về hính thức như miền Bắc. Hay không quá chú trọng vần điệu ý nghĩa các loại quả như miền Nam. Mâm ngũ quả ngày tết miền Trung đặt tấm lòng hiếu kính thành tâm với quan niệm “ có gì dâng nấy”, “lễ bạc lòng thành”.
Các loại quả trong mâm ngũ quả có thể tuỳ điều kiện, tuỳ ý gia chủ. Tuy vậy ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung vẫn là cầu mong thịnh vượng, bình an, phúc, thọ, an khang…
Như vậy cho dù là vùng miền nào thì mâm ngũ quả đều rất quan trọng. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết để bày trí đúng cách.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét